CTCP Điện Gia Lai (HOSE: GEG)
CTCP Điện Gia Lai nằm trong nhóm các Cty cổ phần và nhà đầu tư khác trong khi các nhóm nhà đầu tư lớn là EVN, PVN và TKV.
GEG chiếm một tỷ lệ nhỏ về thị phần phát điện trong phạm vi cả nước. GEG đã trực tiếp đầu tư và góp vốn đầu tư xây dựng 15 nhà máy thủy điện với tổng công suất hơn 84,5 MW, cũng như thực hiện xây dựng, nâng cấp nhiều tuyến đường dây, trạm biến áp và các công trình điện khác.
Theo tính toán lý thuyết của Tạp chí năng lượng Việt Nam (https://nangluongvietnam.vn) , tổng công suất thủy điện của nước ta vào khoảng 35.000 MW, trong đó 60% tập trung tại miền Bắc, 27% phân bố ở miền Trung và 13% thuộc khu vực miền Nam. Hiện nay, GEC đang chiếm khoảng 0,45% tổng công suất lắp đặt của các dự án đã vận hành trên cả nước. Các dự án Điện Mặt trời hoạt động của GEC đa phần đều là những dự án đầu tiên đóng điện tại địa bàn có tỷ lệ bức xạ mặt trời tương đối tốt từ 4,6-5,3 kWh/m2 /ngày với số giờ nắng từ 1.700-2.544 giờ/năm. Ước tính, thị phần Điện Mặt trời của GEG tại 5 Tỉnh đang lần lượt là 100% tại Huế, 80% Gia Lai, 50% Long An, 40% Đăk Nông và 20% Bình Thuận và chiếm 6% thị phần.
GEG đặt kế hoạch năm 2022 cho doanh thu và LNTT lần lượt là 1,930 tỷ VNĐ (+39.8% YoY) và 345 tỷ VNĐ (-6.4% YoY). Cho biết về sự khác biệt giữa Doanh thu và LNTT, Ban lãnh đạo giải thích rằng năm 2022 là năm đầu tiên ghi nhận khấu hao và lãi vay của 3 dự án điện gió năm 2021, dẫn tới việc thu hẹp LNTT. Tuy nhiên, Ban lãnh đạo cũng cho biết thêm đây là một kế hoạch thận trọng do sự không chắc chắn của loại hình điện gió và tự tin rằng GEG sẽ đạt được 400 tỷ LNTT cho năm 2022.
Chất lượng tài sản tốt, sự cải thiện mạnh mẽ về lợi nhuận, doanh thu và EPS trong 2 quý gần nhất được coi là 1 bước chuyển mình mạnh mẽ của doanh nghiệp này. Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều thách thức, thì những doanh nghiệp tạo được đột phá sẽ là mỏ vàng cho những nhà đầu tư đặt niềm tin đúng chỗ.
Chất xúc tác mạnh mẽ nhất của GEG trong năm 2022 đến từ nhà máy điện gió Tân Phú Đông 1 (Thông tin về việc khởi công dự án) (100 MW) với tổng mức đầu tư trước VAT là 4,500 tỷ VNĐ sẽ được khởi công trong Quý 2/2022 và hoạt động trong Quý 4/2022. Đây là dự án chuyển tiếp sau khi lỡ hạn cuối hoà lưới điện quốc gia để hưởng giá FIT vào ngày 30/11/2021. Tân Phú Đông 1 cũng được GEG tiến hành lắp đường dây và trạm biến áp như nhà máy cùng cụm là Tân Phú Đông 2 để sẵn sàng đưa vào khai thác.
Khi hoàn thành, đưa vào sử dụng và vận hành, công trình này cung cấp sản lượng điện lên đến 161 triệu kWh/ năm và khoảng 25.000 hộ gia đình được hưởng lợi. Mặt khác, dự án còn giúp giảm phát thải khí CO2 khoảng 140.000 tấn/năm.
Do đó, Ban lãnh đạo kì vọng dự án này sẽ được tham gia đấu giá trực tiếp với EVN để xác định giá bán với kì hạn đấu giá 5 năm/lần. Theo ước lượng từ GEG, với giá bán điện mới giảm 10-15% so với giá FIT hiện nay thì dự án sẽ đạt mức IRR từ 10-12% và mức IRR cho cụm dự án Tân Phú Đông sẽ đạt khoảng 13-14%. Nhờ vào các thông tin dần rõ ràng, GEG cho biết ngân hàng VCB đã đồng ý thu xếp vốn cho dự án với tỷ lệ tài trợ vốn vay từ 70-73% trên tổng giá trị toàn dự án. Ngoài ra, GEG cũng thông tin thêm về dự án khác đang chờ được thu xếp vốn và chờ cơ chế giá bán điện mới là điện gió VPL Bến Tre 2 (30MW).
Ban lãnh đạo công ty đề cập tới việc không có ý định dùng tới các nguồn hỗ trợ tín dụng cho phát triển xanh như các doanh nghiệp cùng ngành như PC1 và REE đang thực hiện. Ngoài ra, về dự án điện mặt trời Đức Huệ 2 tại tỉnh Long An đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng tỉnh Long An hiện đang kiểm tra lại các dự án về bất động sản và cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh. Do đó, tôi cho rằng dự án này sẽ không thể hoạt động trong năm 2022 và 2023.
Các thông tin bên lề
ĐHCĐ đã thông qua tờ trình phát hành 30.37 triệu cổ phiếu (tương đương 10% số cổ phần đang lưu hành) cho cổ đông hiện hữu với giá bán 14,000 VNĐ/cổ phiếu, cao hơn 5% so với giá trị sổ sách tại BCTC kiểm toán năm 2021. Tỷ lệ thực hiện quyền là 1,000:94. Với đợt phát hành này, vốn điều lệ của GEG sẽ tăng lên 3,523 tỷ VNĐ. Mục đích của đợt phát hành này nhằm đầu tư vào dự án điện gió Tân Phú Đông 1
IFC - cổ đông lớn nắm giữ 13.7% cổ phần của GEG và một cổ đông cá nhân nắm giữ 0.6% cổ phần GEG sẽ thực hiện chuyển nhượng toàn bộ cổ phần cho cổ đông lớn hiện hữu là AVH Pte.Ltd (tổ chức liên quan tới Quỹ năng lượng sạch Armstrong). Sau giao dịch này, AVH Pte là cổ đông lớn nhất của GEG với 35.1% tổng số cổ phần của công ty.
- Phân tích xu hướng giá
Đối với 1 người theo trường phái của Mark Minervini như tôi thì hiện tại MA50 chưa cắt lên MA100 nên GEG vẫn chỉ đang nằm trong danh mục THEO DÕI hơn là mua lớn ở đoạn này.
Tuy ở vùng giá thấp hơn GEG đã tạo được dạng 2 đáy ở khung Ngày, và có những mẫu hình 3 C ở các khung thời gian nhỏ hơn nhưng hiện tại giá GEG đang tiệm cận vùng đỉnh có mô hình Vai - Đầu - Vai khá mạnh vì thế để mua mới ở đây cần phải chờ đợi phản ứng của dòng tiền đầu tư trung hạn ở đâu.
Thế cho nên đối với quan điểm đầu tư trung hạn của tôi, những lúc GEG có điều chỉnh về sát vùng nền dưới là cơ hội mua tốt. Hoặc đối với những nhà đầu tư thích tận hưởng cảm giá T+3 về liên tục lãi thì chỉ nên mở mua khi MA50 cắt lên MA100 (thỏa Mark Minervini) hoặc khi giá Break và đóng cửa trên vùng giá 25.