Lợi thế tuyệt đối của HPG trong ngành thép Việt Nam

{{article.Date | newsDate}} | Thích

HPG là một công ty đa ngành nhưng thép chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh thu nên em sẽ chỉ đề cập đến vấn đề thép trong bài lần này. Kể từ khi xây dự án Dung Quất, ngoài công suất sản lượng tăng lên 500.000 tấn/ năm (khi hoàn thành toàn bộ dự án thì full công suất là 4tr tấn/năm) thì vũ khí mạnh nhất của HPG là một doanh nghiệp thép đầu tiên ở Việt Nam có đầy đủ một chuỗi giá trị của ngành thép_DOANH NGHIỆP THÉP VIỆT NAM ĐẦU TIÊN sản xuất được thép HRC (nguyên liệu để sản xuất thép xây dựng và tôn mạ). Từ tự sản thép HRC (ngày xưa phải mua của Trung Quốc hoặc Formosa)--> đến các loại sản phẩm đầu ra. 

(Giá phôi thép_Nguyên liệu để để sản xuất thép HRC đang có xu hướng giảm)_Lợi thế chi phí đầu vào của HPG gần như là tuyệt đối, kể cả khi so sánh với các doanh nghiệp Trung Quốc.

- Lợi thế đó được duy trì đến 2022, vì Việt Nam mình đang thực hiện chính sách bảo hộ thép trong nước nên tất cả các sản phẩm thép dính đến Trung Quốc hoặc Formosa đều bị đánh thuế (Nam Kim, Hoa Sen, Pomina,... đều bất lợi hơn so với HPG ở mảng này vì không tự sản xuất được thép HRC nên phải mua của Formosa với chi phí cao hơn)

- Về chất lượng đầu ra: 

Về giá thành thép thanh tại Trung Quốc và Việt Nam, theo dữ liệu của VCSC, thép thanh của Trung Quốc tại cuối năm 2017 đang cao hơn 10% so với giá thép thanh trong nước, điều đó chứng tỏ, Hòa Phát không bán giá cao hơn so với các doanh nghiệp lớn nhất Trung Quốc để đạt được biên lợi nhuận gộp cao hơn mà thay vào đó  HPG đang sản xuất với giá thành rẻ hơn đáng kể so với các doanh nghiệp thép lớn nhất Trung Quốc.

Doanh nghiệp

Biên lợi nhuận gộp

Biên lợi nhuận ròng

ROE

P/E

 

BaoSteel

9.38%

0.37%

0.83%

-

Heosteel Group

12.27%

1.95%

4.69%

19.5

Jiangu Shagang

18.17%

11.41%

46.25%

-

Benjing Shougang

13.17%

5.16%

11.83%

10.02

HPG

22.76%

16.98%

30.81%

8.9

(Số liệu so sánh HPG với 4 doanh nghiệp thép lớn nhất Trung Quốc)

 

- Về Trung Quốc: Thép Hòa Phát có lợi thế hơn thép Trung Quốc về mặt chi phí. Vì GDP bình quân của Trung Quốc cao hơn Việt Nam mình 12 lần nên mặt bằng lương nhân công TQ cũng cao hơn tương tự. Ngoài ra, Trung Quốc đang tiến hành đóng cửa dần dần các nhà máy thép do ô nhiễm môi trường, thừa cung trầm trọng.  Trong năm 2017, TQ đã giảm 31% sản lượng thép xuất khẩu. --> Cung thép thế giới đã và đang giảm theo chiều hướng có lợi cho HPG. 

Trong giai đoạn 2015-2016, sau khi bị đánh thuế mạnh từ thị trường Mỹ với mức thuế gấp 5 lần do bán dưới giá thị trường, đồng thời Ủy ban Châu Âu cũng công bố đẩy mạnh mức thuế chống bán phá giá đối với thép Trung Quốc thì lượng hàng thép giá rẻ của Trung Quốc đã tràn ngập thị trường Viêt Nam, lũy kế 10 tháng - 2015, Việt Nam nhập 7.7 triệu tấn sắt thép từ thị trường này với giá trị tăng 62% và chiếm 61% tổng lượng nhập khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên giai đoạn đó cũng cho thấy khả năng vượt khó rất tốt của Hòa Phát, sản lượng không những không giảm mà còn tăng 30% so với cùng kì 2014, Hòa Phát đã vượt qua Stress Test đầu tiên rất thành công, với lợi thế vị trí địa lý và cơ cấu sản phẩm ưu việt tại siêu dự án Hòa Phát- Dung Quất nên em nghĩ HPG sẽ vượt qua được nếu điều này tiếp diễn.

 

- Về thị trường Mỹ: Mỹ chỉ chiếm 5% tổng doanh thu thép của Hòa Phát nên việc Mỹ đánh thuế lên thép sẽ không ảnh hưởng gì đến Hòa Phát trong tương lai. Nam Kim, HSG thì không có lợi thế về thị trường do thị trường Mỹ chiếm tới 40-50% sản lượng xuất khẩu của 2 công ty này nên sẽ bị ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh sau này.

- Về hệ thống phân phối:

Thép Hòa Phát hiện tại có hơn 80 đại lý cấp 1 cung cấp cho các công trình và hàng vạn các cửa hàng nhỏ len lỏi trong từng khu, làng, xóm, để phục vụ hai phân khúc khách hàng dự án và khách hàng dân dụng. Hòa Phát tuyệt đối không bán hàng trực tiếp mà toàn bộ bán qua đại lý của mình dựa trên mối quan hệ “Hòa Hợp Cùng Phát Triển”, để xây dựng hệ thống này, Hòa Phát mất đến gần 20 năm từ ngày đầu tiên bước vào lĩnh vực thép, và đối thủ không dễ dàng trong một sớm một chiều có thể xây dựng được một hệ thống như vậy, ngay cả khi tốn đến vài năm để tham gia thị trường.

- Những đợt giảm giá cổ phiếu vừa qua của HPG một phần là vì thị trường, một phần là vì các quỹ ngoại nhỏ (không chiếm tỷ trọng đáng kể) bán HPG để rút tiền về do HPG thanh khoản tốt. Các cổ đông chiến lược như Dragon Capital, Vina Capital,... vẫn như nguyên tỷ lệ sở hữu trong HPG. Nên HPG vẫn rất đáng được kỳ vọng.

***Rủi ro: Ngành thép được xem là ngành có rủi ro đứng thứ hai sau ngành thủy sản. Nên ngoài việc hưởng lợi từ các hợp đồng đối tác song phương, WTO,...chúng ta cần phải lưu ý đến vấn đề kiện bán phá giá của các nước sở tại. Nhưng HPG hiện nay đang làm rất tốt công tác xuất khẩu của mình.***

Đăng ký nhận tư vấn chuyên nghiếp và mở tài khoản chứng khoán miễn phí tại ĐÂY

Tác giả: Lê Quang Nhựt

SĐT: 0908 286 048

Địa chỉ: Lầu 3, số 10 Nguyễn Huệ, Q1, TPHCM