PHR: Phụ thuộc giá cao su
Công ty cổ phần cao su Phước Hoà (PHR) là doanh nghiệp có diện tích vườn cây lớn nhất trong số các doanh nghiệp niêm yết với tổng diện tích khai thác 9,450 ha. Công ty có cơ cấu sản phẩm tốt, tình hình tài chính vững mạnh, tuy vậy cơ cấu tuổi cây không tối ưu là điểm yếu của doanh nghiệp.
KQKD 2015: PHR ghi nhận 1,228 tỷ đồng doanh thu (-23.5% yoy) và 215.7 tỷ đồng LNST (-19.4% yoy). Tình hình kinh doanh chịu ảnh hưởng chính bởi giá bán cao su trung bình giảm mạnh 18.2% về mức 31.5 triệu đồng/tấn. Tình hình khai thác cao su được cải thiện với năng suất 2.07 tấn/ha, cao hơn mức 2.03 tấn/ha của 2014.
Vườn cây rộng lớn nhưng cơ cấu tuổi cây không tối ưu. PHR hiện có 4.1% diện tích cây khai thác là thuộc cây nhóm 2, là nhóm có năng suất cao nhất, trong khi 60% diện tích thuộc về nhóm cây già. Cơ cấu vườn cây không tối ưu khiến cho năng suất khai thác của PHR là không ổn định. Tuy nhiên, trong bối cảnh giá cao su ở mức thấp khiến hoạt động chế biến cao su không đưa lại nhiều lợi nhuận, PHR có
lợi thế với 1000 ha cao su thanh lý mỗi năm trong khoảng 5 năm tới.
PHR có cơ cấu sản phẩm tốt với các sản phẩm chủ lực bao gồm CV50,60 và latex cùng nhau đóng góp 63% tổng sản lượng sản xuất. Các sản phẩm này có giá bán tương đối cao, được sử dụng chủ yếu ở trong các dụng cụ y tế, găng tay, vỏ lốp xe, etc... Công ty hiện đang có tổng công suất 28,000 ha, trong đó cao su thu mua chiếm 35% - 38%. Tỷ trọng thu mua cao khiến biên lợi nhuận của doanh nghiệp thấp hơn so với ngành, đồng thời tiềm ẩn rủi ro liên quan đến chất lượng cao su thu mua.
Dự án đầu tư ở Campuchia chưa có đóng góp đáng kể trong 2016 với 400 ha được đưa vào khai thác. Dự kiến diện tích khai thác mới là 2,000 ha trong 2017.
Tình hình tài chính của công ty vững mạnh, với khả năng tận dụng vốn lưu động được nâng cao, khả năng thanh toán ngắn hạn ở mức 1.14x và mức đòn bẩy (nợ/VCSH) ở mức 0.49x.
Tình hình kinh doanh 2016 khó khăn. Kế hoạch 2016: 907.3 tỷ đồng doanh thu (- 35%) và 100.7 tỷ LNST (-53%), và năng suất 1.93 tấn/ha (-6.8%). Kế hoạch dựa trên mức giá bán 26 triệu và giá thành sản xuất 25 triệu. Hoạt động kinh doanh 2016 sẽ phụ thuộc vào (1) Mặt bằng giá cao su và (2) Ảnh hưởng của thời tiết nắng hạn lên năng suất thu hoạch như đã đề cập trong báo cáo El-nino. Với mức trích lập 20%
LNST cho quỹ khen thưởng phúc lợi, kế hoạch lợi nhuận tương ứng với EPS 2016 = 990 VND/cp. Cổ tức dự kiến 10%, tương ứng với 101% EPS 2016. Tại 12/4/2016, cổ phiếu PHR đang giao dịch ở mức 19,000VND/cp, tương đương P/E F là 19x
BSC cho rằng công ty sẽ vượt các chỉ tiêu đề ra do (1) lợi nhuận từ hoạt động thanh lý cao su dự kiến ở mức 140 tỷ đồng với 1,000 ha thanh lý, và (2) Giá bán trung bình quý 1 của công ty ở mức 28-29 triệu/tấn cao su, cao hơn đáng kể so với mức giá 26 triệu chỉ tiêu, trong khi doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp cắt giảm chi phí tối đa để đưa mức giá thành sản xuất về 25 triệu/ha. (3) giá cao su thế giới
đang cải thiện đáng kể cùng với mức tăng giá dầu. Ngày 12/4/2016, giá cao su ở các thị trường lớn trên thế giới đã ở mức cao hơn 7 - 8% so với mức giá trung bình 2015.
(CTCK BSC)